Học đàn để làm gì? Tại sao nên cho trẻ học đàn sớm?

Học đàn để làm gì? Tại sao nên cho trẻ học đàn sớm?

Công dụng của học đàn, âm nhạc nói chung, đặc biệt là piano nói riêng thì cũng đã có rất nhiều sách, báo... đề cập đến, nhưng chắc hẳn mọi người cũng chỉ thấy đó là điều chung chung mà không chắc, hoặc không rõ rằng nó giúp ích như thế nào.

Khi mình mới chập chững bước vào công việc dạy piano, mình cứ nghĩ phải dạy làm sao cho các bé đàn thật giỏi biết đâu bé có thể trở thành nghệ sĩ .... nên lúc đó việc mình quan tâm đầu tiên là bé có thực sự đam mê đàn không?

Khi nhiều năm đi dạy hơn tí, mình đã nhận ra, điều mà phụ huynh mong muốn khi đưa con trẻ đến với piano chỉ là bộ môn "giải trí", hoặc học cho có thêm năng khiếu, chứ không hẳn muốn con theo đuổi lĩnh vực này, lúc đó mình cũng có chút hụt hẫng, vì mình kỳ vọng vào mục đích người học cao hơn.

Nhưng rồi càng nhiều năm kinh nghiệm trong ngành, và cả kinh nghiệm về quan sát tâm lý tính cách mà mình thường được quan sát khi còn ở vai trò là chuyên viên nhân sự/chuyên viên tuyển dụng như trước đây, mình mới thực sự nghiệm ra về công dụng của việc học piano, khi mà mục đích học piano không phải để thành nghệ sĩ, và ngoài việc giải trí ra học piano còn có nhiều công dụng như:

Giúp trẻ tập trung: phụ huynh thường thấy trẻ em rất khó tập trung, khó chịu ngồi yên một chỗ vì tính năng động, hiếu kì, nhưng khi học piano, bằng việc trẻ phải thật sự có sự chú tâm lắng nghe, chú ý đến việc điều khiển tay, mắt thì nhìn nốt, chân giữ nhịp để đàn được hoàn chỉnh một bài nhạc cũng dần cải thiện được sự tập trung của trẻ.

Ví dụ: Một trẻ bị mất tập trung nhiều thì khi đàn một bản nhạc sẽ có nhiều lần vấp hơn so với trẻ có sự tập trung 

Giúp trẻ bình tĩnh hơn: trong suốt quá trình học piano rèn luyện cho trẻ tính cách này, vì âm thanh piano êm ả, dịu dàng, nếu với sự nóng vội, thì chắc chắn tiếng đàn tạo ra cũng sẽ rất "ồn ào", "rầm rầm".... khác hẳn với tiếng đàn của những trẻ có tính cách bình tĩnh 

Giúp trẻ kiên nhẫn hơn: việc phải nhìn từng nốt nhạc, rồi tập luyện từng tay riêng, sau đó ghép 2 tay lại với nhau thật kiên nhẫn, từng bước một, mới hoàn chỉnh được bài đã giúp trẻ nhẫn nại hơn.

Giúp trẻ xử lý tình huống: khi lên sân khấu, hoặc biểu diễn bài nhạc, mặc dù đã có sự tập trung nhưng không tránh khỏi sai sót vì tâm lý hồi hộp chi phối, khi đó trẻ sẽ được học cách làm thế nào để "thêm, bớt"... đàn lướt qua đoạn sai, không "bị đứng hình" lại, vậy là trẻ học được cách xử lý tình huống rồi 

Giúp trẻ bản lĩnh: có nhiều trẻ rụt rè, hướng nội, không tự tin thể hiện khả năng của mình, thì bằng việc tập luyện cho trẻ đàn trước đám đông, hoặc trẻ thể hiện bản nhạc trẻ thích trước bố mẹ, người quen, rồi người lạ... dần dần trẻ sẽ ngày càng tự tin thể hiện mình hơn ☺️

Giúp hoàn chỉnh câu, nói chuyện lưu loát: cái này phải quan sát kỹ mới thấy, có những trẻ đàn một cách ầm ầm, nhưng có khi sao chẳng nghe ra được thành câu? Mà nghe rất rối?

Việc này phải là giáo viên có kinh nghiệm, và chuyên môn mới để ý được, vì mỗi một bài nhạc đều có cấu trúc riêng (đặc biệt rõ hơn trong nhạc cổ điển), được hình thành từ câu, đoạn, phần riêng, trong quá trình trẻ học, mình thường hướng dẫn trẻ chia câu, chia đoạn, xướng âm bài nhạc, đàn hay hát nốt phải có điểm mở đầu cho đến kết thúc rõ ràng, chứ không phải muốn ngưng, muốn té ở đâu thì té, thói quen này giúp trẻ dần quen với việc hoàn chỉnh câu, ngay cả trong lúc nói chuyện cũng lưu loát hơn, trọn vẹn câu hơn 

Tiếng đàn tinh tế, lưu loát, thanh thoát: bằng những kỹ thuật legato (đàn liền tiếng), staccato (đàn nảy tiếng).... giúp trẻ tạo âm sắc riêng cho bản nhạc cũng giúp cho việc phải lắng nghe tốt hơn (mình sẽ phân tích kỹ hơn trong bài viết về việc "tại sao lại nên là nhạc cổ điển")

Còn các công dụng khác như: Sử dụng 2 bán cầu não linh hoạt, kích thích sáng tạo, kích thích giác quan..... thì đã có nhiều nhà phân tích chuyên sâu hơn cho anh/chị phụ huynh tham khảo rồi nên mình không đề cập ở trên 

 Trên đây là những công dụng khá hay, cần thiết và giúp ích cho sự phát triển của trẻ mà mình nghiệm ra trong quá trình dạy trẻ, và tất cả các công dụng, tính cách trên không chỉ ngày một, ngày hai mà có được, tất cả đều phải được rèn luyện, duy trì lâu dài mới tạo thành thói quen của trẻ.

Hè rồi, anh, chị phụ huynh đã cho con đi học đàn chưa? 

Tư vấn học đàn tại: 

Địa chỉ:  Số 138 DV4 Khu đô thị Xa La, Phường Phúc La, Quận Hà Đông, Hà Nội

Email:  trungtamnghethuatastar.edu@gmail.com

Hotline: 0971.168.300 - 0972.399.915

Zalo: Trung tâm nghệ thuật A Star

Website: astar.edu.vn

Fanpage:  https://www.facebook.com/trungtamnghethuatastar

Bài viết cùng chuyên mục

khóa học

Khóa học tại Astar

Khóa học Mĩ thuật
16 buổi
Từ 8h00 - 20h00 hàng ngày
Giá: 0 đ / 1 Khóa học
Khóa học Múa cơ bản
16 buổi
Từ 8h00 - 20h00 hàng ngày
Giá: 0 đ / 1 Khóa học
Khóa học Thanh nhạc
16
Từ 8h00 - 20h00 hàng ngày
Giá: 0 đ / 1 Khóa học
Khóa học Guitar cơ bản
16 buổi
Từ 8h00 - 20h00 hàng ngày
Giá: 0 đ / 1 Khóa học
Khóa học Nhảy hiện đại
16
Mở từ 8h00 - 20h00 hàng ngày
Giá: 0 đ / 1 Khóa học
Khóa dạy học đàn Piano cơ bản
16
Từ 8h00 - 20h00 hàng ngày
Giá: 0 đ / 1 Khóa học