13 tác dụng bất ngờ từ việc học đàn piano có thể bạn chưa biết

13 tác dụng bất ngờ từ việc học đàn piano có thể bạn chưa biết

Âm nhạc là thế giới kì diệu xoa dịu những tâm hồn đang trong cơn sầu vắng và làm đầy niềm vui trong hạnh phúc thực tại” ( Besonliraver). Đến với âm nhạc ta không chỉ tìm thấy sự hòa điệu về tâm hồn, tâm trạng con người dường như chung một dòng chảy cảm xúc với mỗi bản hòa tấu. Âm nhạc không chỉ thỏa mãn đam mê, sở thích của bạn mà đằng sau nó còn bao điều thú vị để ta khám phá. Đặc biệt, khi ta tiếp cận với một loại nhạc cụ, phiêu trên những phím đàn Piano, không chỉ dừng lại ở những xúc cảm âm thanh mà còn hơn thế nữa, Piano giúp con người rèn luyện sự kiên trì, những kĩ năng phối hợp và sáng tạo. Dưới đây là những tác dụng bất ngờ từ việc học Piano có thể bạn chưa biết.

1. Piano giúp rèn luyện tính kiên nhẫn, sự tập trung cao độ

 Piano là bộ môn nghệ thuật được rất nhiều người yêu thích không chỉ bởi âm thanh tuyệt vời khi tấu lên thu hút người chơi mà còn giúp họ rèn luyện những kĩ năng trong cuộc sống. Một trong số đó là rèn luyện sự kiên trì. Để học chơi Piano không phải là điều đơn giản, để thuộc được nốt nhạc và nhìn được chúng trên những phím đàn quả thực phải mất một thời gian. Chơi Piano đòi hỏi người chơi phải nắm bắt rõ từng nhịp phách, nhịp nào ngân ngắn, nhịp nào ngân dài, sau đó di chuyển hai tay linh hoạt trên bàn phím. Chính vì thế, có thể thành thạo chơi những bản nhạc thì trước đó bạn phải thật sự kiên nhẫn trong từng nốt nhạc và tập trung cao độ khi chơi đàn. Không có sự tập trung tinh thần, bạn không thể thao tác phối hợp linh hoạt hai tay của mình khi chơi nhạc, và bạn phải có đủ bản lĩnh để vượt qua thử thách. Piano là một loại hình nghệ thuật vừa giải trí vừa giúp bạn rèn luyện đức tính của bản thân hướng đến những thành công trong tương lai.

2. Piano giúp bạn tiến bộ trong quá trình học tập

 Nghiên cứu tại trường đại học MCGill ở Canada cho thấy “các bạn trẻ sinh viên học đàn Piano thường ghi điểm cao hơn trong bài kiểm tra khu vực nhận thức chung và không gian hơn so với bạn bè cùng trang lứa của họ” . Những người chơi Piano có xu hướng rất thông minh trong lớp học.

3. Piano giúp giảm căng thẳng, cải thiện thần kinh

 Bên cạnh đó Thư viện Y Khoa tại Mỹ cũng nhận thấy thực hành piano làm giảm căng thẳng, áp lực và có thể điều trị những căn bệnh trầm cảm, rối loạn tâm lý. Âm nhạc sẽ giúp bạn giảm bớt những mệt mỏi, lo âu, tận hưởng giây phút thư giãn giải trí lành mạnh. Đồng thời, hoc Piano sẽ giúp con người xa lánh khỏi những trò giải trí đầy cám dỗ vô bổ, tầm thường khác.

4. Piano giúp bạn tự tin hơn trong cuộc sống

 “Chơi đàn Piano có khả năng cao hơn về các kỹ năng và sự tự tin trong học tập so với những người khác” tại năm 2014, những nhà nghiên cứu Hàn Quốc đã kiểm tra về điều này. Cùng với đó, người học Piano có tài năng đặc biệt sẽ tự tin thể hiện hơn trong cuộc sống, phát huy năng khiếu của bản thân. Học Piano sẽ giúp bạn tự tin thể hiện tài năng của mình với mọi người xung quanh. Những giai điệu Piano giúp hình thành những nhân cách đẹp trong tâm hồn con người.

 Nếu bạn là người chơi Piano thành thạo thì những nhạc cụ như đàn OrganGuitar…cũng sẽ trở nên dễ dàng hơn đối với bạn.

5. Piano giúp kiến thức văn hóa được mở rộng

 Thế giới âm nhạc là văn hóa không biên giới, khi bạn chơi đàn là mở rộng kiến thức văn hóa về âm thanh, nhạc cụ, các thể loại khác nhau từ cổ điển, truyền thống đến các loại hình hiện đại. Âm nhạc cũng góp phần giao lưu đa dạng nhiều nền văn hóa ở mọi quốc gia trên thế giới.

6. Piano giúp đôi tay linh hoạt

 Những người chơi được Piano đôi tay của họ rất linh hoạt và khéo léo. Để rèn được khả năng nhạy bén trên đôi tay như thế cũng phải mất một thời gian khá lâu. Khi chơi Piano, người chơi di chuyển liên tục trên các phím đàn một cách thuần thục, nhất là với những nghệ sĩ chuyên nghiệp họ vô cùng linh hoạt với đôi tay của mình.

7. Piano giúp tăng sự phối hợp của tay – tai – mắt

 Những giai điệu âm thanh được tấu lên trên phím đàn Piano là nhờ sự phối hợp của tay – tai – mắt. Đôi mắt quan sát những nốt nhịp trên bản nhạc và phím đàn, đôi tay di chuyển linh hoạt trong từng tiết tấu và đôi tai lắng nghe những âm thanh trầm bổng sâu lắng, du dương.

Ở đôi tai phải có sự nhận thức về âm thanh, những biến tấu khác nhau về nhịp điệu, hai bàn tay phản ứng chuẩn xác trên những phím đàn để không đánh lệch nhịp và một đôi mắt nhanh nhạy quan sát. Nếu như không có sự phối hợp ăn ý của các bộ phận này thì khó nào có thể tấu thành công một bản nhạc, vì vậy khi chơi Piano người chơi đã rèn luyện rất tốt cho mình kĩ năng phối hợp này.

8. Rèn nhân cách, lập trường vững chắc và tính tự lập cho bản thân

 Học Piano không hề đơn giản và bạn phải có đủ bản lĩnh vượt qua những thách thức, khó khăn trong quá trình luyện tập. Mục tiêu ban đầu của bạn là phải chơi được Piano thuần thục, nhưng trong học tập có biết bao vấn đề xảy ra, những thử thách dành cho bạn, bạn phải có một lập trường vững chãi, ý chí không bị lung lay thì mới có thể tiến đến cái đích mà bạn đã vạch ra cho mình.

Đồng thời, bạn phải luôn phát huy tính tự giác, tự lập một cách cao độ và chuyên cần luyện tập chơi Piano đều đặn hằng ngày thì sẽ sớm thành công. Những người thành công trong lĩnh vực âm nhạc này đều là những người có tính tự lập và lập trường vững chắc.

Những người chơi thành thạo Piano thường kiểm soát rất tốt thời gian của mình. Họ có trách nhiệm với đam mê và cách mà họ tạo thói quen hằng ngày giúp họ biết tự lên kế hoạch làm việc cho mình rất khoa học để việc luyện tập đem lại hiệu quả tốt nhất.

9. Học Piano giúp phát huy trí tưởng tượng, sự sáng tạo

 Thả hồn vào âm nhạc, với những giai điệu du dương bạn sẽ có điều kiện phát huy trí tưởng tượng bay bổng của mình. Một nhà nghiên cứu Canada đã khẳng định rằng khi chơi Piano sẽ kích thích sự sáng tạo của não bộ, cảm âm trên những phím đàn sẽ giúp bạn có khả năng tưởng tượng tốt hơn.

10. Học Piano giúp cân bằng não bộ

 Theo các nhà khoa học, con người khi sinh ra thường có xu hướng sử dụng một bên não nhiều hơn bên còn lại và một bên bán cầu sẽ có kích thước lớn hơn bên kia. Đây không phải là điều bất thường. Nhưng ở những người chơi đàn Piano từ kĩ thuật cơ bản cho đến khi nắm vững kĩ thuật chơi bằng cả hai tay, họ đã sử dụng cả hai bán cầu não của mình.

 Thực tế khi chơi nhạc cụ, nếu sử dụng chỉ một tay hay một tay tác dụng lực mạnh, một tay tác dụng lực nhẹ, tay này yếu hơn tay kia thì người đó không thể chơi Piano được. Cả hai tay không có kĩ thuật đưa ngón thì âm thanh phát ra rất khó nghe và không đạt như mong muốn. Vì vậy, người chơi Piano đã phải luyện tập để làm chủ cả hai tay của mình. Do đó mà não bộ được hoạt động một cách hiệu quả nhất.

11. Người chơi Piano có khả năng làm nhiều việc một lúc

 Liệu những người bình thường có thể vẽ cùng lúc một bên tay hình tròn, bên tay còn lại vẽ hình vuông được không? Hãy thử thao tác lên giấy và bạn thấy được điều gì? Thật không đơn giản phải không nào! Nhưng với những người chơi được Piano, điều này với họ không có gì gọi là khó khăn cả.

 Tại sao lại như vậy? Sự kết nối giữa các thùy não trước của con người giúp làm được nhiều việc cùng một lúc với hiệu quả tốt nhất, có khá nhiều người chơi piano có khả năng kết nối não bộ như vậy cho nên những việc như thế này họ giải quyết các vấn đề nhanh chóng và tốt hơn những người bình thường. Đây là điều không phải ai cũng có thể làm được, vì thế việc học piano thực sự rất bổ ích cho cuộc sống của bạn.

12. Bộc lộ cảm xúc của bản thân dễ dàng hơn

 Nếu như bạn đang có những nỗi buồn trong lòng và muốn cất giấu nó đi thì việc chơi piano là một điều không nên làm vào lúc này. Bạn có nghe những bản nhạc buồn não lòng khi các nghệ sĩ dương cầm tấu lên không? Những bản nhạc buồn chạm vào trái tim thính giả như thế không chỉ bởi tài năng của họ mà những nốt nhạc vang lên còn chứa tâm trạng trong đó. Khi ấy, họ bộc lộ rõ tâm trạng của bản thân và điều mình muốn nói.

Bởi vì cảm xúc của họ không thể chế ngự khi chơi Piano, một phần não bộ thường tiếp nhận những tín hiệu sáo rỗng lập tức đóng lại buộc họ phải thể hiện những gì đang có một cách chân thực nhất. Và những người thính giá có thể hiểu người nghệ sĩ của mình qua chính bản nhạc mà họ thể hiện, âm tấu trầm bổng cũng chính là xúc cảm thành thực vang lên từ đáy lòng.

13. Đàn Piano giúp tăng khả năng tiếp nhận ngôn ngữ ở trẻ nhỏ

 Ở trẻ em, “hiệu ứng Mozart” khi chơi nhạc cụ giúp tăng cường trí thông minh và phát triển ngôn ngữ qua các bài nhạc trên bàn phím Piano. Bên cạnh đó việc tiếp thu các bài nhạc trong quá trình học tập cải thiện trí nhớ lâu dài, giúp trẻ nhớ bài lâu hơn. Nghiên cứu của người Mỹ cho thấy rằng “hiệu suất đọc tốt” đọc nốt nhạc trên bản nhạc có liên quan đến vấn đề cải thiện ngoại ngữ ở nhiều trẻ nhỏ. Vì vậy, cho trẻ làm quen với đàn Piano ngày từ khi còn bé là một điều rất tốt để các bậc cha mẹ rèn luyện các kĩ năng cho con em của mình.

Như vậy, có thể nói việc học đàn Piano đem lại rất nhiều bổ ích đối với con người. Bất cứ ai cũng có thể chơi Piano để phát triển khả năng và giải trí cho bản thân.Từ trẻ em cho đến người lớn tuổi, dạy Piano luôn mở ra một thế giới âm thanh đầy phong phú và đẹp đẽ.  Nếu như bạn có sở thích với đàn Piano hãy bắt tay trải nghiệm nhé, sẽ rất thú vị đấy!

Bài viết cùng chuyên mục

khóa học

Khóa học tại Astar

Khóa học Violin
16
Từ 8h00 - 20h00 hàng ngày
Giá: 0 đ / 1 Khóa học
Khóa học Mĩ thuật
16 buổi
Từ 8h00 - 20h00 hàng ngày
Giá: 0 đ / 1 Khóa học
Khóa học Thanh nhạc
16
Từ 8h00 - 20h00 hàng ngày
Giá: 0 đ / 1 Khóa học
Khóa học Guitar cơ bản
16 buổi
Từ 8h00 - 20h00 hàng ngày
Giá: 0 đ / 1 Khóa học
Khóa học Nhảy hiện đại
16
Mở từ 8h00 - 20h00 hàng ngày
Giá: 0 đ / 1 Khóa học
Khóa dạy học đàn Piano cơ bản
16
Từ 8h00 - 20h00 hàng ngày
Giá: 0 đ / 1 Khóa học